Nguyên vật liệu là một trong những thành phần quan trọng và chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất của công trình thi công. Quản lý chất lượng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng đóng góp vào việc quản lý chất lượng của công trình/dự án.
Nguyên vật liệu là một trong những thành phần quan trọng và chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất của công trình thi công. Quản lý chất lượng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng đóng góp vào việc quản lý chất lượng của công trình/dự án.
Để quản lý chất lượng vật liệu cũng cần phải có những sự chuẩn bị rõ ràng, cụ thể quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và cấp phát đưa vào sử dụng.
Khâu thu mua nguyên vật liệu, cần phải làm theo quy trình kiểm soát chất lượng, phải kiểm soát được các chứng chỉ chất lượng về vật tư, cùng với kết hợp kiểm tra trong phòng thí nghiệm hiện trường đối với một số loại vật tư đặc thù, quan trọng và phải được kĩ sư vật liệu Bộ phận Tư vấn nghiệm thu. Ngòai ra, việc thu mua phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, thực hiện theo đúng kế hoạch tiến độ thi công công trình/dự án.
Khâu bảo quản, dự trữ cần phải được tiến hành một cách cẩn thận để luôn sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu thi công ngòai công trường. Do đó, cần phải đảm bảo đủ kho tàng, bến bãi, các trang thiết bị, cân, đo,…để có thể xác định và bảo quản hợp lý với từng loại nguyên vật liệu đặc thù, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, giảm chất lượng,…Đồng thời cũng phải xác định được lượng tồn kho tối thiểu và tối đa để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu, gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu,…
Bộ phận quản lý chất lượng phải cử giám sát viên kiểm tra và theo dõi việc vận chuyển cũng như lưu trữ vật liệu trên công trường; phải có các chứng chỉ tương ứng như các phiếu xuất kho từ kho dự trữ hoặc phiếu xuất hàng đối với đơn vị sản xuất với đầy đủ thông tin cần thiết để xác minh và kiểm tra khi cần thiết. Vật liệu bị loại bỏ do kém chất lượng, không đạt yêu cầu,…thì cần được vận chuyển ra khỏi khu vực thi công ngay để tránh việc sử dụng nhầm lẫn gây những hậu qủa nghiêm trọng sau này.
Khâu cấp, phát nguyên vật liệu đưa vào sử dụng: cần phải làm chặt chẽ, theo dõi đầy đủ quá trình xuất nguyên vật liệu đi đâu, khi nào, dùng với mục đích gì để tiện cho việc tra soát, kiểm tra thông tin, xác định nguyên nhân,…khi có sự cố phát sinh sau này.
Một công việc không thể thiếu khi sử dụng nguyên vật liệu là thiết kế công thức phối trộn nguyên vật liệu sử dụng trong thi công công trình: tỷ phối bê tông xi măng, tỷ phối bê tông nhựa,…Với những công thức phối trộn này cần phải đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật thiết kế thi công công trình. Cần được tiến hành nghiên cứu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và làm thử tại công trường để xác định tỷ lệ chính xác, tối ưu nhất thực tế cần so với tỷ lệ tính toán theo lý thuyết trên máy tính.
Một công trình thi công chắc chắn sẽ không thể có chất lượng tốt nếu chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không được đảm bảo. Do đó, quản lý chất lượng nguyên vật liệu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu trong việc Quản lý chất lượng công trình.
Tin iBom
- Những bất cập trong quản lý văn bản và định hướng giải pháp quản lý hiệu quả
- Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nâng cao hiệu suất công việc
- Tại sao doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý nhân sự?
- 4 CÁCH NHÀ THẦU CÓ THỂ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DỮ LIỆU ĐỂ CẢI THIỆN QUY TRÌNH CỦA HỌ
- Hội nghị chuyển đổi số cho Doanh nghiệp vừa & nhỏ – Sự kiện Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020