Nhà quản lý không chỉ phải có bản lĩnh, tự tin và còn phải có các kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn cùng tầm nhìn và khả năng phân tích, phán đoán tốt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những nguyên tắc mà nhà quản lý cần nhớ để có thể quản lý
Nhà quản lý, chủ doanh nghiệp là người điều phối và theo dõi toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, hoạch định, tổ chức, kiểm soát, phân tích, đồng thời đưa ra những quyết định xử lý kịp thời những biến động và sự cố phát sinh. Điều này đòi hỏi nhà quản lý không chỉ phải có bản lĩnh, tự tin và còn phải có các kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn cùng tầm nhìn và khả năng phân tích, phán đoán tốt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những nguyên tắc mà nhà quản lý cần nhớ để có thể quản lý doanh nghiệp được hiệu quả.
Những nguyên tắc giúp quản lý doanh nghiệp được hiệu quả
1. Tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
Nhà quản lý cần thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan tới doanh nghiệp của mình, từ xu hướng khách hàng tới các thông tin sốt dẻo trên thị trường, các tin tức kinh doanh,… Việc nắm bắt các thông tin một cách nhanh nhạy nhất cũng có thể giúp nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định quan trọng giúp vượt xa các đối thủ cạnh tranh đồng thời đưa ra các kế hoạch, biện pháp nhằm đi trước các mối đe dọa.
2. Có sự quyết đoán
Nhà quản lý là người đưa ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, cần là người quyết đoán, hành động một cách nhanh chóng. Nếu chủ DN hành động quá muộn, dành quá nhiều thời gian vào việc tìm kiếm các thông tin liên quant hay vì bắt đầu kế hoạch, họ có thể lỡ mất cơ hội
3. Thường xuyên chú ý tới đe dọa và thách thức
Trong sự phát triển của doanh nghiệp luôn tồn tại các mối đe dọa và thách thức. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần xác định được những đe dọa tới hoạt động của DN bạn cũng như các thách thức mà bạn cần đối mặt nhằm đưa ra kế hoạch và chỉ đạo kịp thời, hợp lý. Nhà quản lý cũng cần trang bị cho mình cả kiến thức cũng như khả năng xử lý các thách thức, đe dọa này.
4. Giữ vững đạo đức kinh doanh
Dù bạn có đưa ra các chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp nào thì những chiến lược đó cũng cần nằm trong giới hạn đạo đức của bạn.
Mỗi bước đi của doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện:
- Hỗ trợ các giá trị xã hội
- Không làm đe dọa, ảnh hưởng tới danh tiếng doanh nghiệp cũng như uy tín cá nhân bạn
- Không khiến bạn có bất kỳ lo lắng/sợ hãi sau khi bạn đã kế hoạch/chiến lược đó
5. Không e sợ khi đối mặt với thách thức
Dù nhận ra được tiềm năng của một chiến lược nhưng nhiều nhà quản lý doanh nghiệp vẫn rất băn khoăn về kết quả chiến lược đó. Điều này là rất dễ hiểu. Tuy nhiên, không có DN nào thành công mà không có nguy cơ này hay nguy cơ khác. Chính vì vậy, nếu bạn thực sự muốn thành công, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Điều này đòi hỏi mỗi nhà quản lý cần có một chiến lược gia chuyên quản lý rủi ro. Họ sẽ là người phân tích và đưa ra sự chuẩn bị tốt nhất dù kết quả tốt hay xấu. Điều này sẽ giúp DN ở trạng thái an toàn khi có những rủi ro xảy ra.
6. Phân tích chiến lược hiệu quả
Nhà quản lý cần đánh giá, phân tích các chiến lược quản lý để biết được chiến lược nào là hiệu quả.
Các doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nhà quản lý nên xem xét đến việc lựa chọn ứng dụng giải pháp phần mềm giúp hỗ trợ công tác quản lý. Đó sẽ là chìa khóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp iBom ra đời nhằm hỗ trợ cho nhà quản lý trong toàn bộ các công tác, hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý nhân sự, văn bản, công việc, kho tới quản lý cung ứng, đầu tư, thi công xây dựng, tài sản,…
Bạn có thể tham khảo để tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý doanh nghiệp iBom.
ĐĂNG KÍ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ĐỂ TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM NGAY BÂY GIỜ!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: contact@isoftco.com
- Tăng cường hiệu quả quản lý quá trình lựa chọn nhà thầu và kết quả đấu thầu
- Tổ chức lại doanh nghiệp: Chín chìa khóa để thành công
- Giảm sai số hạch toán chi phí trong quá trình thi công công trình
- Ứng dụng công nghệ để kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng hiệu quả
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nên lựa chọn giải pháp iBom.ONE thời kỳ 4.0