Đa số chúng ta hầu như ai cũng có thời điểm bị cảm xúc chi phối lý trí và quyết định của mình. Và thường những quyết định đưa ra vào lúc đó lại có phần thiếu sự chính xác. Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, việc làm chủ cảm xúc là rất quan trọng. Việc làm chủ cảm xúc là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của bạn
Đa số chúng ta hầu như ai cũng có thời điểm bị cảm xúc chi phối lý trí và quyết định của mình. Và thường những quyết định đưa ra vào lúc đó lại có phần thiếu sự chính xác. Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, việc làm chủ cảm xúc là rất quan trọng. Việc làm chủ cảm xúc là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Hầu hết những người làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình là những người xây dựng được các mối quan hệ bền vững, rộng rãi, cũng như có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp trong cuộc sống và phục hồi nhanh chóng khi có các sự cố xấu hay những điều không mong muốn xảy ra. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên về vấn đề làm chủ cảm xúc trong doanh nghiệp.
Làm chủ cảm xúc để thành công trong công việc
Để khắc phục được khiếm khuyết trong khả năng làm chủ cảm xúc của mình, bạn cần đặt ra các câu hỏi cho chính mình: Bạn có thể quản lý được cảm xúc của mình hay không? Bạn có nhận thức được ngay lúc đó bạn đang tức giận không? Khi bạn bị kích động, bạn phải làm thế nào để lấy lại bình tĩnh?
Tránh xa các tình huống gây nổi giận
Một trong các nguyên nhân khiến cho bạn không làm chủ được cảm xúc đó là việc đô thêm dầu vào lửa. Thường thì khi bạn cảm thấy khó chịu về việc làm/lời nói của một người nào đó, bạn sẽ không có ấn tượng tốt về họ, bất cứ hành động hay lời nói nào của họ cũng khiến bạn không hài lòng, bạn cũng khó có thể ứng xử mềm mỏng hay tiếp xúc với họ. Lúc này, bạn sẽ luôn nhìn nhận về họ một cách tiêu cực. Vì vậy, khi nổi giận, bạn thường khó có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Lúc này là lúc bạn nên né tránh và đợi đến khi bình tình hơn để đàm phán.
Hãy đợi đến khi bạn tỉnh táo hơn vì lúc này bạn mới có thể đánh giá được đúng sai và có cái nhìn khách quan hơn. Hãy coi trọng hình ảnh của bản thân mình.
Đừng ngại nói lời xin lỗi
Một số người thường cảm thấy rất khó khăn khi nói lời xin lỗi vì họ cảm thấy hành động đó sẽ hạ thấp bản thân và làm mất thể diện của họ. Tuy nhiên, hãy nhớ răng, bạn có thể phá hỏng một mối quan hệ và gây tổn thưởng tới người khác khi bạn không nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
Thành ý cũng như thái độ của bạn là điều quan trọng nhất. Bạn không cần tỏ ra quá rườm rà mà hãy bày tỏ sự chân thành và hối lỗi của mình nếu bạn muốn được tha thứ. Hãy có trách nhiệm với hành động của mình, dám thừa nhận lỗi lầm và đừng cố gắng bào chữa hay đổ lỗi cho người khác.
Làm thế nào để nói không đồng ý?
Chúng ta thường có xu hướng bày tỏ sự không đồng ý với bất kì ý kiến hay quan điểm của người nào đó khi chúng ta không ưa họ. Lúc đó, suy nghĩ của chúng ta lúc đó là chỉ muốn giành phần thắng về mình và muốn thỏa mãn cái tôi của mình. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của giao tiếp không phải là để giành chiến thắng mà là để giải quyết xung đột dựa trên sự tôn trọng và tình yêu.
Hãy lạc quan và hài hước trong bất kì hoàn cảnh nào
Việc suy nghĩ theo hướng tích cực là rất quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm xấu nhất. Khi bạn tập trung vào những điểm tích cực, bạn có thể dễ dàng kiểm soát cẩm xúc của mình và làm cho tình huống trở nên thoải mái hơn.
Việc làm chủ cảm xúc là điều rất quan trọng giúp bạn có thể sáng suốt và biết được hành động nào là phù hợp, hành động nào có thể gây ra các tác động tiêu cực.
Tham khảo bài viết để tìm hiểu về phần mềm quản lý công việc và điều hành công việc iBom.O
- ĐỀ XUẤT HÀNG LOẠT SÁNG KIẾN CHO NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
- Công tác chuẩn bị cho quản lý chất lượng công trình (phần 1)
- Phần mềm quản trị doanh nghiệp – yếu tố quyết định đến các lựa chọn
- Lựa chọn cách quản trị doanh nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số
- Giải pháp quản lý kho hàng trực tuyến nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp