Muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, ngoài việc trau dồi vốn kiến thức, bạn còn phải rèn luyện thêm cả những kỹ năng cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số điều mà bạn cần nhớ để có thể trở thành nhà một nhà quản lý tài năng

Muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, ngoài việc trau dồi vốn kiến thức, bạn còn phải rèn luyện thêm cả những kỹ năng cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số điều mà bạn cần nhớ để có thể trở thành nhà quản lý tài năng.

Trở thành nhà quản lý tài ba – cần ghi nhớ điều gì?

Những điều bạn cần ghi nhớ để có thể trở thành nhà quản lý tài năng
1. Đánh giá đúng năng lực từng nhân viên

Nhà quản lý cần phải là người nắm được thế mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Nếu nhân viên hoàn thành một cách xuất sắc công việc và chỉ tiêu đề ra, bạn nên tuyên dương nỗ lực của họ. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được nhìn nhận và khích lệ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện công việc của nhân viên để có thể đưa ra những nhắc nhở kịp thời hay lời khuyên khi họ gặp khó khăn, tránh tình trạng thờ ơ. Việc đánh giá hiệu quả sẽ giúp tạo động lực cho nhân viên làm việc, tạo môi trường công bằng, cũng như tăng tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
2. Đừng chỉ nhìn vào con số
Đừng nên đánh giá nhân viên của bạn chỉ qua các con số mà bạn mong muốn họ đạt được. Bạn cần phải nhìn vào sự nỗ lực của họ cũng như những khó khăn mà họ gặp phải để hoàn thành những con số đó. Vì vậy, bên cạnh những con số, bạn nên lắng nghe những tâm tư và phản hồi của họ để có thể đưa ra giải pháp nâng cao năng suất làm việc.
3. Cộng tác chứ đừng chỉ đạo
Thay vì ngồi đó chỉ đạo, ra lệnh và bắt nhân viên của bạn phải làm theo những ý kiến chủ quan của mình, bạn nên đưa ra cho nhân viên của mình những mục tiêu cần đạt được và lắng nghe những ý kiến, đóng góp và phản hồi của họ. Việc này giúp nhà quản lý có thêm những ý tưởng mới và cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề để đưa ra các hướng đi thích hợp.
4. Không phải cứ là sếp là có thể biết tất cả
Nhiều nhà quản lý thường nhằm tưởng răng vì họ là quản lý, họ biết nhiều hơn và thông minh hơn nhân viên của họ. Tuy nhiên, nhân viên cũng có thể có những hiểu biết và những cái nhìn khác về một vấn đề nào đó. Họ cũng có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo theo cách nhìn của họ. Do đó, nhà quản lý cần là người biết lắng nghe những ý kiến và suy nghĩ của nhân viên.
5. Đào tạo phát triển nhân viên
Nhà quản lý cần chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý một cách thẳng thắn với nhân viên để họ có thể cải thiện khả năng làm việc của mình nhằm đem lại những hiệu quả tốt nhất cho công việc.
6. Truyền đạt một cách cụ thể những mong muốn của bạn tới nhân viên
Nhà quản lý nào cũng muốn nhân viên của mình có thể hiểu được những mong muốn và suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng làm được điều này. Do đó, nhà quản lý cần truyền đạt một cách cụ thể và rõ ràng các mục tiêu mà họ muốn nhân viên mình thực hiện được. Việc này sẽ giúp nhân viên nắm được một cách cụ thể mục tiêu và nỗ lực hơn nữa để hoàn thành.
7. Chịu trách nhiệm với các quyết định của mình
Nhà quản lý là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chính những quyết định của mình. Vì vậy, nhà quản lý cần tránh tình trạng đổ thừa, gây sự ức chế cho nhân viên. Từ đó, giảm năng suất và hiệu quả công việc.
8. Ngừng theo dõi nhân viên của bạn
Hiệu quả công việc không phải nằm ở chỗ nhân viên của bạn đi làm đúng thời gian quy định của công ty. Việc bạn kiểm soát một cách quá chặt chẽ hành vi cũng như thói quen của nhân viên chỉ khiến họ cảm thấy mệt mỏ, phiền hà và tạo động cơ để họ tìm cách đối phó với điều đó. Vì vậy, thay vào đó, hãy tạo cho nhân viên của mình một môi trường làm việc linh hoạt, thoải mái để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
9. Tạo môi trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh
Việc tạo sự cạnh tranh khốc liệt trong cùng một team có khả năng dẫn đến sự chia rẽ nội bộ và ảnh hưởng đến sự đoàn kết, gắn kết của các thành viên. Bên cạnh đó, thay vì chỉ chú ý tới kết quả hay thắng thua trong các dự án, nhà quản lý nên khuyến khích sự đoàn kết và cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các nhân viên.
10. Sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ công tác quản lý
Trong trường hợp có quá nhiều nhân viên hay quá nhiều công việc cần quản lý, bạn nên nghĩ tới các giải pháp hỗ trợ công tác quản lý. Việc sử dụng các ứng dụng sẽ giúp bạn quản lý một cách hiệu quả và toàn diện hơn rất nhiều.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể iBom là giải pháp hữu hiệu cho nhà quản lý trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý nhân sự, quản lý công việc, quản lý văn bản tới quản lý kho, thi công, cung ứng, đầu tư, tài sản,…
ĐĂNG KÍ DÙNG THỬ ĐỂ TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ NGAY BÂY GIỜ!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: contact@isoftco.com.

Đánh giá bài viết