Quản lý dự án đầu tư là một trong những quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Dù là một việc quan trọng trong quá trình đầu tư nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ được những quy định của luật xoay quanh vấn đề quản lý dự án đầu tư, nhất là chi phí quản lý dự án đầu tư. Vậy chi phí quản lý bao gồm những gì và được quy định như thế nào?
1. Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa các công trình của dự án vào khai thác sử dụng.
Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện công việc sau:
– Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc: Giám sát công tác khảo sát xây dựng, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình. Công tác thường hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, lập và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập và thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng.
– Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng quản lý hệ thống thông tin công trình. thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường của công trình, xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình, xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình.
– Kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu. Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan sát và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường
– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng: Giám sát, đánh giá đầu tư, nghiệm thu, bàn giao công trình, khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án.
– Thực hiện các công việc :
+ Giám sát
+ Đánh giá đầu tư
+ Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
+ Thẩm định dự toán xây dựng:
+ Xác định gói thầu xây dựng trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
– Để hiểu rõ hơn về chi phí này gồm những gì? Chúng ta cần làm rõ khái niệm quản lý dự án đầu tư. Quản lý dự án đầu tư là một hoạt động phức tạp bởi nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự phát triển chuyên nghiệp để đáp ứng được những yêu cầu của nhà nước về dự án đầu tư.Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm:
+ Lập thẩm định
+ Phê duyệt dự án
+ Thiết kế xây dựng
+ Khảo sát xây dựng
+ Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng
Xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài, quản lý năng lực hoạt động xây dựng, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Từ đó có thể hiểu quản lý dự án đầu tư là xây dựng quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đầu tư, đồng thời có thể điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời gian trong phạm vi quy định.
Cách tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hay chủ đơn vị xây dựng cần phải thực hiện theo nguyên tắc cơ bản của quản lý dự đầu tư xây dựng.Theo đó dự án đầu tư cần có định mức biên để quy định cho chất lượng công trình cũng như đảm bảo chi phí cho dự án.
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng có bắt buộc không?
Theo quy định của nhà nước Việt Nam ban hành, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là bắt buộc với các dự án PPP và ODA. Đối với từng dự án sẽ có những công việc cần thiết riêng.
2.1. Dự án ODA
Đối với dự án ODA có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Đối với dự án ODA thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thông thường sẽ bao gồm 2 công việc chính:
+ Quản lý vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế
+ Quản lý vốn vay ưu đãi đã được ký kết và thỏa thuận về vốn ODA
2.2. Dự án PPP
Đối với dự án PPP là những dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì việc quản lý chi phí xây dựng dự án PPP bao gồm:
+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm việc thực hiện sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng
+ Quản lý hoạt động định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; hoạt động thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng
3. Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm những gì?
Hiện nay, với mỗi dự án đầu tư xây dựng khác nhau sẽ có yêu cầu các điều kiện và các mục quản lý khác nhau. Nhưng thông thường chi phí quản lý dự án đầu tư sẽ bao gồm các mục sau:
+ Tiền lương của cán bộ quản lý dự án
+ Tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng
+ Các khoản phụ cấp lương
+ Tiền thưởng; phúc lợi tập thể
+ Các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp)
+ Kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án
+ Ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án
4. Những quy định pháp luật liên quan đến chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
– Theo Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – 10/2021/NĐ-CP
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.
2. Quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp với trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng.
3. Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng.
4. Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
5. Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.
7. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Trích dẫn các lưu ý quan trọng trong nghị định số 10/2021/NĐ-CP được chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 9/2/2021:
– Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng và thực hiện kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư.
– Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,…thực hiện xac định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng với các dự án, công trình xây dựng đặc thù như những dự án vì mục đích chính trị, quốc phòng, an ninh,…
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quy định và thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng với dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh
– Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại các văn bản hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình
– Dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
5. Phần mềm hỗ trợ quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
Với rất nhiều các khâu kiểm soát cần mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận và nhân sự với nhau. Để tránh thất thoát hay lạm phát ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công trình. Bạn nên lựa chọn các giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng.Trong đó Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng Ibom.IS là giải pháp được đánh giá tối ưu với tính năng nổi bật, có tính thống nhất và hiệu quả đã rất nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn tin tưởng và lựa chọn. Đây chính là một công cụ đắc lực giúp cho Chủ đầu tư và các Ban quản lý dự án theo sát và thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý, theo dõi tiến độ, kiểm soát chi phí, điều phối nguồn vốn một cách hiệu quả.
Cách quản lý chi phí đầu tư xây dựng với phần mềm Ibom.IS với các tính năng:
+ Quản lý hồ sơ pháp lý dự án
+ Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án
+ Lập TMĐT và kiểm soát chi phí dự án theo TMĐT
+ Xây dựng kế hoạch và kiểm soát dòng tiền dự án
+ Quản lý quá trình lựa chọn nhà thầu và kết quả đấu thầu
+ Quản lý hợp đồng, thanh quyết toán, giải ngân
+ Theo dõi và cảnh báo hết hạn chứng thư bảo lãnh
+ Quản lý công tác hiện trường
+ Quản lý vật tư A cấp
+ Tập hợp chi phí, hỗ trợ quyết toán vốn dự án
+ Điều hành và chỉ đạo thực hiện công việc dự án
+ Báo cáo quản trị và điều hành dự án
iBom không chỉ hỗ trợ chặt chẽ trong quá trình quản lý chi phí dự án,mà còn theo sát được thủ tục pháp lý, theo dõi tiến độ, kiểm soát dòng tiền. Nguồn vốn được ví như mạch máu để duy trì và triển khai thành thành công dự án. Vì vậy việc kiểm soát và điều phối nguồn vốn một cách hợp lý là cơ sở để chủ đầu tư có thể triển khai được thành công dự án và đảm bảo tiến độ dự án. Vì vậy hãy liên hệ ngay đăng ký dùng thử ngay giải pháp iBom, hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0966615152 ,chuyên gia sẽ hỗ trợ 24/7 cho doanh nghiệp của bạn.