Đối với các tổng thầu và nhà thầu thì việc quản lý thi công đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho một dự án.

Tuy nhiên một dự án thì sẽ có rất nhiều hạng mục được bóc tách chi tiết tỉ mỉ, cẩn thận nên việc quản lý những hạng mục đó không chỉ đòi hỏi nhân sự phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, mà còn phải đảm bảo tính chính xác cao trong từng quá trình quản lý và xử lý thông tin.

Đôi khi việc đối mặt với nhiều dự án trong cùng một thời điểm khiến việc quản lý gặp rất nhiều trở ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.

Với thời đại công nghệ số hóa thì khó khăn này nhanh chóng được khắc phục một cách hiệu quả vì có rất nhiều công cụ quản lý dự án khác nhau, giúp cho quá trình triển khai và thi công và quản lý dự án trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

WBS LÀ GÌ?

WBS là viết tắt của Work Breakdown Structure, tạm dịch là Cấu trúc phân chia công việc. Như đúng tên gọi, WBS là phương pháp giúp phân rã và cấu trúc các đối tượng công việc trong toàn bộ phạm vi dự án.

Đơn vị công việc nhỏ nhất được gọi là các gói công việc (Work package) và được dùng để lập lịch trình cho dự án. Trong PMBOK (sách về Hướng dẫn các cốt lõi trong quản lý dự án) còn hướng dẫn chia tách tiếp các gói công việc này thành các hoạt động (activities) để từ đó ước lượng nguồn lực và thời gian cần thiết. Từ đó đảm bảo khả năng dự án thành công là cao nhất.

 

Lợi ích của WBS

  • Tạo được nhận thức chung trong công việc: Thông qua WBS, các nội dung công việc của dự án được minh bạch hóa từ đó có thể giảm được việc phát sinh sai lệch về phạm vi công việc với người phụ trách công việc đó.
  • Xây dựng được lịch trình cho dự án: Bằng cách phân tách công việc nhỏ hơn,chúng ta có thể nhìn rõ được thời gian và nguồn lực cho từng nhiệm vụ và có kế hoạch phân bổ cho các nhiệm vụ đó.
  • Giảm rủi ro cho dự án: Việc xây dựng một WBS tốt sẽ giúp làm phát lộ sớm các vấn để trong dự án. Khi một vấn đề dù tốt hay xấu được phản ánh trong WBS, với tư cách là quản lý dự án chúng ta có thể nhanh chóng đánh giá được tầm ảnh hưởng của nó tới cả tiến trình thông qua cấu trúc phân cấp công việc rõ ràng.

Trong rất nhiều các phần mềm quản lý thi công đang có mặt trên thị trường hiện nay thì phải kể đến phần mềm iBom đã triển khai áp dụng Cấu trúc phân chia công việc (WBS) rất thành công, mang lại hiệu quả rõ rệt cho các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm này.

 Hình ảnh minh họa của phần mềm iBom
Hình ảnh minh họa của phần mềm iBom

iBom đã tiến hành tạo WBS như thế nào?

Bước 1: Viết sản phẩm tổng quát nhất dựa trên yêu cầu từ phía khách hàng.

Bước 2: Xác định cấu trúc WBS: dùng biểu đồ hình cây hay dạng outline

Bước 3: Xác định cách tổ chức WBS.

Thông thường có 2 dạng tổ chức WBS đó là tổ chức theo phase hoặc theo các sản phẩm chuyển giao trong dự án.

Tổ chức theo phase: trong cách tổ chức này, các pha của vòng đời dự án được xác định  làm mức phân tách thứ hai, trong khi các sản phẩm chuyển giao trong dự án được chèn ở cấp thứ ba.

Tổ chức theo các sản phẩm chuyển giao trong dự án: trong cách tổ chức này, các sản phẩm chuyển giao sẽ được tổ chức ở mức phân tách thứ hai như hình vẽ.

Bước 4: Tạo danh sách các sản phẩm. Phân rã sản phẩm chung nhất thành các sản phẩm con ở các mức thấp hơn.

Bước 5: Tạo lập danh sách công việc để hoàn thành các sản phẩm con.

Bước 6: Gán mã cho các phần tử trong WBS một mã số duy nhất. Sản phẩm ở mức cao nhất có mã số là 0.0, kế tiếp là 1.0, 2.0,… Mã số này chỉ ra mối liên quan giữa các phần tử trong dự án.

Bước 7: Xem xét lại tính logic và tính đầy đủ của WBS để đảm bảo rằng:

  • Mỗi sản phẩm đều có mã số.
  • Mỗi tên sản phẩm là danh từ.
  • Mỗi công việc phải làm cho sản phẩm là 1 động từ.
  • Thời gian thực hiện từng sản phẩm.

Phần mềm quản lý thi công công trình trên IBOM.CS giúp doanh nghiệp quản lý theo dõi chi tiết từng hạng mục, kiểm soát tiến độ công trình và nguồn lực thi công, quản lý hợp đồng nhận thầu, hồ sơ thanh quyết toán, giải ngân, quản lý hợp đồng giao khoán, hồ sơ thanh quyết toán. Kiểm soát vật tư, thiết bị, nhân lực theo định mức. Báo cáo thi công và nguồn lực sử dụng cho thi công. Cảnh báo chậm tiến độ…Góp phần vào việc nâng cao chất lượng công trình, hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra iBom được đánh giá cao là phần mềm có giao diện thân thiện, dễ hiểu dễ sử dụng. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ đến số hotline 0966.615.152.

Đánh giá bài viết