Đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực kinh tế. Đối với ngành xây dựng, khó khăn không chỉ thế hiện ở kết quả kinh doanh đi xuống mà còn bởi dòng tiền ngày càng cạn kiệt.

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tiến độ thi công dự án chậm lại đã ảnh hưởng đến quá trình ghi nhận doanh thu của các công ty xây dựng. Trong khi đó, việc thu hồi dòng tiền cũng bị hạn chế bởi chủ đầu tư cũng đang gặp khó khăn trong việc bán hàng và bàn giao dự án do dịch bệnh. Dòng tiền của các công ty xây dựng đều bị kẹt tại khoản phải thu chủ đầu tư, trong khi nguồn tiền sẵn có chỉ còn mức rất thấp.

Theo Chứng khoán BSC, ngành xây dựng thuộc nhóm có khả năng chịu đựng thấp nhất sau dịch COVID-19 nếu dựa trên nguồn tiền sẵn có của doanh nghiệp mà chưa phát sinh thêm doanh thu. Qua dữ liệu phân tích của BSC, hầu hết Doanh nghiệp xây dựng chỉ có thể duy trì hoạt động kinh doanh được trung bình 4,2 tháng, thấp hơn nhiều so với thời gian vài năm của các nhóm khác.

Vậy đâu Giải pháp vượt khó sau dịch COVID-19 cho doanh nghiệp xây dựng? 

Trước tình hình nêu trên, nhiều nhà thầu xây dựng đã chủ động tìm phương án tháo gỡ khó khăn, vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19:

1. Doanh nghiệp cần có các giải pháp tự cứu lấy mình.

  • Đầu tiên nhà thầu cần quyết liệt cắt giảm tối đa các chi phí không trực tiếp phục vụ cho việc thi công xây dựng. Thay vào đó tập trung vào các dự án, sản phẩm, dịch vụ thị trường đang có nhu cầu cao.
  • Tiếp theo doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền thu – chi của công trình như quản lý nguồn: vật tư, nhân công, thiết bị. Trên thực tế đây chính là 3 nguồn lực gây khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng sau thời gian hậu Covid19:
    – Nguồn lực vật tư, thiết bị: Hoạt động mua bán, vận chuyển vật liệu, thiết bị xây dựng gặp những khó khăn nhất định do nhiều cửa hàng đóng cửa do lệnh giãn cách xã hội. Kể cả quãng thời gian phục hồi hậu Covid19 tại Việt Nam thì doanh nghiệp xây dựng vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn nguyên vật liệu từ các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc,..bởi những thị trường này tình hình chống dịch Covid19 vẫn còn đang rất căng thẳng.
    – Nguồn lực nhân công: Do thời gian nhân công xây dựng bắt buộc phải tạm nghỉ việc do lệnh giãn cách xã hội. Đến khoảng thời gian chính phủ Việt Nam tháo gỡ lệnh giãn cách xã hội thì việc tập hợp lực lượng lao động lớn từ công nhân gặp nhiều khó khăn. Một số lượng nhân công đã bỏ nghề xây dựng để tìm cơ hội công việc mới dễ dàng, thu nhapạ tốt hơn như giao hàng, kinh doanh Online, xe ôm công nghệ…

Do đó việc kiểm soát được số lượng nguồn lực cần thiết phục vụ cho công trình mang lại nhiều ý nghĩa. Vừa tiết kiệm được nguồn lực, vừa chủ động trong việc cung cấp chinh xác nguồn lực dự án đang yêu cầu.
Với tính năng kiểm soát nguồn lực dự án theo định mức trên phần mềm quản lý thi công công trình (IBOM.PM), tỏ ra vô cùng có ích cho doanh nghiệp xây dựng tại thời điểm hết sức nóng bỏng như hiện nay.

Thông qua việc kiểm soát theo định mức, doanh nghiệp dễ dàng chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực cho dự án để đảm bảo tiến độ thi công công trình, đồng thời dễ dàng nắm bắt được những trường hợp bất hợp lý trong việc cung ứng nguồn lực cho công trình. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục, tránh thất thoát nguồn lực lãng phí. Nó đặc biệt quan trọng trong thời điểm nguồn lực cho doanh nghiệp xây dựng đang dần bị cạn và không có đủ để cung cấp cho việc thi công xây dựng.

Phần mềm quản lý thi công (IBOM.PM) đang tích hợp sẵn bộ định mức và danh mục vật tư theo các bộ định mức trong xây dựng, để doanh nghiệp có thể sử dụng và tham chiếu:

– Định mức 24_1776: Định mức phần xây dựng

– Định mức 33_1777: Định mức phần lắp đặt điện công trình.

– Định mức 29_1778: Định mức phần sửa chữa công trình xây dựng.

– Định mức 28_1779: Định mức phần khảo sát xây dựng

Thông qua dữ liệu từ định mức, kết hợp với dữ liệu thực tế tại công trình xây dựng. IBOM.PM sẽ cung cấp cho các nhà quản lý thông tin về việc sử dụng nguồn lực vật tư, thiết bị, nhân lực thực tế tại công trình có sử dụng đúng với số lượng yêu cầu trong định mức hay không. Trường hợp thừa, hoặc thiếu so với định mức người quản lý sẽ dễ dàng nhận biết và tìm hiểu nguyên nhân đưa ra phương án xử lý thích hợp, để có thể sử dụng triệt để – hiệu quả các nguồn lực phục vụ công trình, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực để tiến hành thi công và thực hiện đúng theo tiến độ dự án đề ra.

  • Thứ ba: Nhà thầu xây dựng cần phải tái cấu trúc lại doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông để số hóa quản lý và điều hành dự án hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động của doanh nghiệp sẽ vẫn được diễn ra ổn định không bị hạn chế, gián đoạn bởi các tình huống bất ngờ xảy ra như thời gian cách ly xã hội do Covid 19 trong khoảng thời gian của tháng đầu tháng 4/2020.

2. Nhà thầu xây dựng cần lựa chọn các chủ đầu tư uy tín, tiềm lực về vốn

Tại thời điểm này, các nhà thầu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các dự án với chủ đầu tư có nguồn vốn tốt để hợp tác. Một số nhà chủ Đầu tư, doanh nghiệp nên tiếp cận như:

  • Dự án của Nhà nước cấp vốn: Nhà thầu xây dựng cần chủ động trong việc đẩy mạnh công tác đấu thầu, đặc biệt công trình hạ tầng, các dự án đầu tư do Nhà nước đầu tư nằm trong gói kích thích phát triển của Chính Phủ.
  • Thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư quốc tế: Với kết quả chống dịch bệnh Covid19 hiệu quả. Đây là cơ hội để Việt Nam được các bạn bè trên thế giới biết đến và cải thiện đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược” Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tư an toàn, hiệu quả. Do đó đây là một lợi thế mới mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với nhà thầu xây dựng cần nâng cao công tác đấu thầu, tìm kiếm các công trình xây lắp và lựa chọn các công trình Chủ đầu tư có nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt cần nâng cao chất lượng công trình để tạo uy tín đối với các chủ đầu tư nước ngoài.

Mặc dù các nhà thầu xây dựng phải chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các nhà thầu tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển thông qua việc vận dụng những giải pháp công nghệ tiến tiến để số hóa doanh nghiệp làm cơ sở thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động như việc ứng dụng phần mềm quản lý thi công công trình IBOM.PM vào quản lý dự án thi công. IBOM.PM chính là một công cụ đắc lực giúp cho Tổng thầu và nhà thầu thi công có thể Kiểm soát tiến độ chặt chẽ, điều phối nguồn lực kịp thời, kiểm soát chi phí chặt chẽ, kiểm soát chất lượng theo đúng quy trình,..

Tại sao bạn chưa Tìm Hiểu ngay về IBOM.PM. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7. ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết