=> Nguồn: Chuyển đổi số – Nền tảng xây dựng đô thị thông minh

Tác giả: PGS. TS. Lưu Đức Hải,

Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng

  1. Lưu Đức Minh, Phó Giám đốc,

Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị AMC – BXD

  1. Nguyễn Cường, Viện NCĐT & PTHT

1. Xu thế đổi mới lý luận quy hoạch đô thị trên thế giới

Xu thế đổi mới lý luận quy hoạch đô thị trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những mục tiêu quy hoạch đa dạng. Quan điểm lý luận đổi mới nhấn mạnh rằng quy hoạch không chỉ là công cụ của nhà nước mà còn phản ánh nhu cầu của các đối tượng quản lý. Phương pháp luận quy hoạch đưa ra sẽ được đánh giá theo nhiều khía cạnh, bao gồm quan điểm tiếp cận, thể chế quản lý và thực hiện.

Giai đoạn đầu của lý luận đổi mới trong quy hoạch đô thị được khởi xướng bởi các nghiệp đoàn, tập trung vào việc phát triển các khu ở, khu đô thị mới và hạ tầng giao thông như đường sắt, cao tốc để mở rộng sản xuất và khai thác tài nguyên. Tính hiệu suất, với tiêu chí nhanh, rẻ và hiệu quả là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sau Thế chiến II, xu thế này đã dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của đô thị, với các khu đô thị không có biên giới, mở rộng vào vùng ven đô và tạo ra các cộng đồng thiếu tính gắn kết.

Sự thay đổi tiếp theo xuất phát từ cộng đồng xã hội, đưa đến sự can thiệp của chính phủ thông qua công cụ quy hoạch đô thị. Lý luận toàn diện hơn đã hình thành sản phẩm quy hoạch, xem xét không chỉ về không gian địa lý mà còn về ngành, lĩnh vực và chất lượng không gian đô thị. Sau sự sụp đổ của các chế độ xã hội chủ nghĩa, phương pháp quy hoạch tiệm tiến trở thành lựa chọn thay thế cho quy hoạch toàn diện, thúc đẩy quyết định linh hoạt và sự tham gia của cộng đồng.

Những năm 70, 80 chứng kiến sự tăng cường về ý thức môi trường toàn cầu và lo ngại về bền vững. Các chương trình nghị sự hướng về quy hoạch dài hạn nhằm giải quyết vấn đề kinh tế mất cân bằng. Khái niệm phát triển bền vững, đặt ra bởi Ủy ban Brundtland năm 1987, đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện, không chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế mà còn xem xét các yếu tố xã hội và môi trường.

Hội nghị Aalborg năm 1998 tại Đan Mạch tôn vinh tầm quan trọng của sử dụng đất hiệu quả trong quy hoạch, đề xuất đánh giá môi trường chiến lược và sử dụng các công cụ như thiết kế đô thị và cảnh quan. Điều này nhấn mạnh việc tạo ra những đô thị bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà còn xã hội và môi trường, đồng thời tôn vinh giá trị địa phương về địa điểm, văn hóa, lịch sử và con người.

2. Quy hoạch và phát triển đô thị ở Việt Nam

2.1 Quy hoạch phát triển đô thị ở Việt Nam

Trình tự và nội dung chính của đồ án Quy hoạch chung đô thị giai đoạn trước khi có luật Quy hoạch đô thị (2010) và từ năm 2010 đến nay như sau:

Quy hoạch chung đô thị trước năm 2010 Quy hoạch chung đô thị từ năm 2010 đến nay
Các luận cứ KTXH

Các tiền đề phát triển đô thị

Định hướng phát triển không gian đô thị

Định hướng phát triển HTKT đô thị

Phân định xây dựng và quy hoạch đợt đầu

Điều lệ quản lý đô thị theo quy hoạch

Bản đồ lập QHC: KSĐH bản đồ địa hình

Quản lý hồ sơ QHC đô thị: Bản cứng và mềm, TW & ĐT

Các luận cứ KTXH

Các tiền đề phát triển đô thị

Định hướng phát triển không gian đô thị

Định hướng phát triển HTKT đô thị 

Định hướng phát triển HTXH đô thị 

Đánh giá môi trường chiến lược (SEA)

Quy chế quản lý KTQH đô thị (nay là Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

Bản đồ lập QHC: KSĐH bản đồ địa hình hay bay chụp, có kết hợp bản đồ địa chính, có nơi sử dụng GIS

Quản lý hồ sơ QHC đô thị: Bản cứng và mềm, TW & ĐT

 

Mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, sự phát triển đô thị theo hướng lồng ghép tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, đô thị thông minh được nêu trong hình 1 và hình 2.

Hình 1: Quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng lồng ghép tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, đô thị thông minh.
Hình 1: Quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng lồng ghép tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, đô thị thông minh.

2.2 Cách tiếp cận phát triển đô thị thông minh

Định hướng và cách tiếp cận phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam (QĐ 950/QĐ-TTg)

– Quy hoạch đô thị thông minh

Quy hoạch đô thị (quy hoạch chung/phân khu/chi tiết) được lập, thẩm định trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị được số hóa; được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu đa chỉ tiêu, công cụ dự báo, các phần mềm hỗ trợ ra quyết định quy hoạch. Các nội dung quy hoạch/kế hoạch khác nhau được kết nối liên thông đồng bộ trong khi lập cũng như khi thực hiện quy hoạch.

Hình 2: Phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.
Hình 2: Phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Các điều chỉnh quy hoạch/kế hoạch được cập nhật đồng bộ lên quy hoạch chung đô thị đã được duyệt.

Tra cứu, tìm hiểu thông tin quy hoạch đô thị thuận tiện hơn.

– Xây dựng và quản lý đô thị thông minh

Các quy định, quyết định/điều hành quản trị đô thị tổng thể và từng ngành của cơ quan quản lý đô thị có hiệu lực, hiệu quả cao trên nền tảng thông tin đô thị sát thực hơn, cập nhật hơn và được liên thông đa ngành, được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu, dự báo, các phần mềm hỗ trợ ra quyết định quản lý.

Ý kiến phản hồi/tham gia đối với quy hoạch đô thị và công tác quản lý đô thị có thể phản ánh bằng nhiều hình thức đa dạng hơn, được lưu trữ/ tổng hợp theo quá trình/phân tích hiệu quả hơn với các công cụ hỗ trợ.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị được quy hoạch/đầu tư xây dựng/quản lý vận hành thông minh, kết nối với mạng quản trị đô thị.

– Dịch vụ, tiện ích thông minh

Các tiện ích cho tổ chức, cá nhân do chính quyền cung cấp, được thực hiện một phần hoặc toàn bộ qua môi trường mạng.

Các tiện ích cho người dân đô thị thường cung cấp, được thực hiện một phần hoặc toàn bộ qua môi trường mạng.

– Hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa

Nền tảng tích hợp bao gồm các điều kiện kỹ thuật và thể chế để tích hợp các cơ sở dữ liệu; cơ chế thu thập, duy trì và sử dụng dữ liệu; cơ chế điều phối liên cấp, liên vùng, giữa đô thị và nông thôn để giải quyết vấn đề theo phạm vi ảnh hưởng.

Cơ sở dữ liệu đô thị đa chỉ tiêu được lập, thu thập, duy trì, cập nhật, quản lý đồng bộ, thống nhất theo Khung kiến trúc ICT được quy định.

Hạ tầng dữ liệu số được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết nối với các hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác trong đô thị.

Xây dựng đô thị thông minh trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS.

– Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:

Mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu

  • Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
  • Phát triển Kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (kinh tế số chiếm 20-30% GDP)
  • Phát triển Xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

Nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số

  • Chuyển đổi nhận thức
  • Kiến tạo thể chế
  • Phát triển hạ tầng số
  • Phát triển nền tảng số
  • Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng
  • Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số

08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số: Y tế, giáo dục, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên & môi trường, sản xuất công nghiệp.

– Quyết định số 1004/QĐ-BXD ngày 31/7/2020 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030:

Đối tượng ưu tiên chuyển đổi số:

  • Cơ sở dữ liệu số (CSDL) trong đó bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
  • Hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế, tư vấn kiểm tra, thẩm định; thi công xây lắp, nghiệm thu công trình);
  • Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng đô thị;
  • Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.

– Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045:

“Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch đô thị”

“Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin trong quy hoạch đô thị”.

2.3 Những đổi mới cần thực hiện trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam 

Xu thế đổi mới

– Xu thế đổi mới lý luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị 

  • Nhằm hướng tới đổi mới về xã hội.
  • Nhằm hướng tới chính sách công.
  • Quy hoạch và phát triển đô thị là quy trình học hỏi mang tính xã hội. 
  • Quy hoạch và phát triển đô thị là cơ chế huy động xã hội.

– Xu thế đổi mới phương pháp Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

  • Nhằm thiết kế môi trường lý tưởng.
  • Nhằm hướng tới phát triển toàn diện.
  • Nhằm hướng tới đổi mới quy trình và mục tiêu chiến lược.
  • Nhằm hướng tới đổi mới cơ chế huy động xã hội, sự kết hợp của chính sách công và thị trường.

– Xu thế thay đổi

Từ thiết kế quy hoạch sang quy hoạch sử dụng đất và kiểm soát phát triển phản ánh qua quản lý quan hệ xã hội, sở hữu đất đai, quyền phát triển, trách nhiệm đóng góp trong phát triển đô thị.

Từ mục đích phục vụ chính quyền sang phục vụ đại đa số dân cư, có sự tham gia của các chủ thể trong xã hội, trong đó chính quyền đóng vai trò tạo điều kiện cho các bên liên quan.

Từ mục tiêu phát triển tổng thể sang những mục tiêu chiến lược, có tính đến yếu tố địa phương và nguồn lực thực hiện.

Từ chú trọng tới sản phẩm sang chú trọng tới quy trình, với vai trò ngày càng quan trọng của người sử dụng, nhà đầu tư và cộng đồng.

Từ khai thác tài nguyên sang bảo vệ môi trường, tái tạo năng lượng, phát huy di sản.

Từ chú trọng quy hoạch và phát triển đô thị mở rộng, tăng về số lượng sang chú trọng chất lượng, quản lý thực hiện, giám sát vận hành phát triển đô thị.

Yêu cầu thực tiễn đòi hỏi đổi mới

Yêu cầu 1: Hài hòa mối quan hệ quy hoạch đô thị với hệ thống quy hoạch quốc gia và quy hoạch hệ thống đô thị – nông thôn quốc gia.

Yêu cầu 2: Quy hoạch đô thị phải tích hợp đa ngành.

Yêu cầu 3: Quy hoạch đô thị tạo điều kiện chuyển đổi tiếp cận đến mô hình phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị nén, thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Yêu cầu 4: Cơ sở dữ liệu số phục vụ lập quy hoạch đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Yêu cầu 5: Tạo ra các công cụ lập quy hoạch tích hợp.

Yêu cầu 6: Đổi mới thể chế quy hoạch đô thị cho phép gắn kết chặt chẽ quy hoạch với quản lý phát triển đô thị.

Vấn đề trọng điểm cần đổi mới

  • Quản lý cơ sở dữ liệu;
  • Tính tích hợp trong quy hoạch đô thị;
  • Kiểm soát phân vùng;
  • Hệ thống chỉ tiêu quy hoạch (quy chuẩn, tiêu chuẩn);
  • Kiểm soát phát triển không gian cao tầng;
  • Kiểm soát phát triển không gian ngầm;
  • Điều chỉnh quy hoạch;
  • Quy hoạch và quản lý phát triển tại khu vực ven đô, vùng nông thôn có xu thế đô thị hóa cao;
  • Bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;
  • Điều chỉnh những hạn chế trong quy trình, nội dung, sản phẩm quy hoạch;
  • Huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện các giải pháp quy hoạch đô thị;
  • Rà soát, điều chỉnh mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị, phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính đô thị.

– Quy hoạch đô thị: Trước năm 2016 không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Sau năm 2016 phụ thuộc vào đơn vị hành chính: Hạn chế chia tách đơn vị hành chính; Hạn chế đầu tư công.

Để tránh lãng phí đất, đầu tư dàn trải khi nguồn lực còn hạn chế cần có cơ chế “điều chỉnh đơn vị hành chính”.

Rà soát sự đồng bộ giữa luật QHĐT và NQ 1210 (phân loại đô thị) và NQ 1211 (phân loại đơn vị hành chính).

3. Đề xuất các nhóm giải pháp quy hoạch và phát triển đô thị thông minh

3.1 Phát triển hệ thống đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó BĐKH, thông minh

– Phát triển tập trung các vùng đô thị hóa theo các phân vùng kinh tế

Ứng dụng một cách có chọn lọc về hạ tầng ICT nhằm thúc đẩy và nâng cao vai trò động lực, cực tăng trưởng của các vùng đô thị chuyên ngành.

Tái cấu trúc phát triển các đô thị chuyên ngành tăng trưởng xanh, ứng phó BĐKH trên cơ sở các phân vùng kinh tế.

Tiếp tục được định hướng, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị chuyên ngành bền vững các phân vùng đô thị.

– Phát triển mạng lưới đô thị cạnh tranh, hỗ trợ đô thị trung tâm

Xen cấy các không gian xanh, mặt nước; xanh hóa các trung tâm công cộng; giải pháp về mật độ xây dựng hợp lý trong các khu chức năng, khu vực phát triển đô thị, trong cơ cấu đất đai đô thị, thiết kế đô thị và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường trên nền đô thị hiện hữu.

Giảm phát thải nhà kính; giảm nhiệt độ đô thị; thoát nước đô thị, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Các đô thị xây dựng hình ảnh, thương hiệu, bộ mặt đặc trưng cho từng đô thị thông qua các giải pháp thiết kế các công trình xanh đặc trưng.

Giải pháp khai thác không gian mở (công viên, quảng trường…) đặc trưng và hiện đại.

– Cần nghiên cứu khoa học tiếp về đô thị đặc thù và quy hoạch các loại đô thị này, đặc biệt lưu ý đô thị công nghiệp.

3.2 Định hướng phát triển hệ thống đô thị gắn với phát triển kinh tế

– Hệ thống đô thị chuyên ngành – đô thị công nghiệp

Hình thành, phát triển các Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới.

Phát triển khu công nghiệp thông minh có hệ thống quản lý và vận hành thông minh trên nền tảng công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo AI, internet vạn vật IoT, cơ sở dữ liệu lớn Big Data…), tự động hóa và liên kết ở tất cả các cấp độ khu công nghiệp, nhà máy và xưởng sản xuất.

– Mạng lưới đô thị nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp.

– Hệ thống đô thị chuyên ngành – đô thị du lịch

Khai thác hiệu quả hệ thống giao thông đối ngoại trong du lịch, bảo vệ giá trị cảnh quan tự nhiên và nhân tạo trong đô thị du lịch

Thông minh hóa các cơ sở du lịch thông qua việc ứng dụng các công nghệ

số.

3.3 Lồng ghép tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu trong phát triển không gian đô thị

– Các giải pháp quy hoạch không gian theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu:

  • Quy hoạch không gian giảm thiểu phát thải CO2
  • Quy hoạch không gian thích nghi với ngập lụt gia tăng
  • Quy hoạch không gian thích ứng với tăng nhiệt độ
  • Quy hoạch mạng lưới công trình công cộng thích ứng
  • Giải pháp khai thác không gian cây xanh, mặt nước trong đô thị
  • Giải pháp phục hồi xanh cho các công trình hiện hữu trong đô thị

– Quy hoạch sử dụng đất theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu

  • Về đánh giá quỹ đất
  • Về cơ cấu đất đai
  • Một số gợi ý nghiên cứu giải pháp quy hoạch sử dụng đất thích ứng với sự gia tăng của nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và các hiện tượng cực đoan khác của biến đổi khí hậu.

– Thiết kế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu

  • Các giải pháp nhằm thích ứng với ngập lụt
  • Các giải pháp nhằm thích ứng với tăng nhiệt độ có thể áp dụng trong TKĐT
  • Giải pháp sử dụng năng lượng
  • Giải pháp “mái nhà xanh” cho tòa nhà cao tầng, công trình công cộng
  • Giải pháp “tường xanh” cho các công trình
  • Giải pháp kết hợp “mái nhà xanh” và “tường xanh”

3.4 Giải pháp công nghệ hỗ trợ quy hoạch theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó BĐKH

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), xây dựng cơ sở dữ liệu Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý thống nhất trên địa bàn các tỉnh, thành phố, đô thị…

Ứng dụng hệ thống quản lý thông tin công trình (BIM) vào các dự án đầu tư xây

dựng.

Nghiên cứu liên kết hệ thống cơ sở dữ liệu GIS quy hoạch xây dựng và cơ

sở dữ liệu BIM công trình, liên kết với cơ sở dữ liệu liên thông của Tỉnh và quản lý đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, số liệu thống kê,… tăng tính hiệu quả phục vụ quản lý.

Ứng dụng các phân tích nâng cao hỗ trợ lập quy hoạch như: Xây dựng tích hợp hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết và những dấu hiệu bất thường gắn trên nền bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch xây dựng hỗ trợ quyết sách riêng biệt cho các đô thị chức năng chuyên biệt (công nghiệp, nông nghiệp sinh thái, du lịch).

3.5 Hệ thống giao thông thông minh

– Quy hoạch và quản lý hệ thống giao thông theo hướng tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Đảm bảo mô hình tiếp cận tối ưu, chuyển đổi phương thức giao thông cá nhân sang sử dụng giao thông công cộng.

Phát triển mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới xe buýt nội vùng, xe buýt đô thị; thay thế bằng xe buýt điện hoặc xe kết hợp năng lượng mặt trời đặc biệt các tuyến phục vụ du lịch;

Đề xuất mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện xe cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện.

– Ứng dụng ICT vào lĩnh vực giao thông đô thị.

  • Cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận tải.
  • Hệ thống giám sát điều khiển giao thông thông minh.
  • Xây dựng Cổng thông tin trực tuyến tích hợp GIS.
  • Giám sát đỗ xe.
  • Quản lý xe buýt, xe taxi, các phương tiện giao thông công cộng, mạng lưới vận chuyển với hệ thống định vị GPS để theo dõi vị trí và tuyến đường.

3.6 Hạ tầng thoát nước thông minh

– Hệ thống quy hoạch và quản lý hệ thống thoát nước theo hướng tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Hoàn thiện các công trình đầu mối tiêu thoát của từng lưu vực chính.

Rà soát mạng lưới đường cống thoát nước chính trong đó tính toán đến sự thay đổi lượng mưa do biến đổi khí hậu.

Áp dụng mô hình thảm xanh, không gian trữ nước nhằm giảm áp lực cho hệ thống thoát nước mặt, phục hồi, bảo vệ chất lượng nguồn nước.

QH các không gian lưu trữ nước: tối đa hóa việc liên kết các không gian lưu trữ nước với các trục tiêu thoát nước chính của đô thị, giúp tăng hiệu quả sử dụng và giảm chi phí xây dựng hệ thống thoát nước.

Mô hình thu nước mưa và tái sử dụng tại các công trình công cộng. Sử dụng các mặt lát thấm nước đối với các khu vực yêu cầu mặt lát.

Hướng đến mục tiêu xử dụng tuần hoàn nguồn nước: Tái sử dụng nước thải trong đô thị; Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp; Tái sử dụng nước thải trong sản xuất công nghiệp; Bổ cập cho nước ngầm.

– Ứng dụng ICT lĩnh vực thoát nước Ứng dụng bản đồ cảnh báo ngập úng

Lắp đặt các hệ thống theo dõi mực nước tại các tuyến cống chính, các điểm cuối lưu vực nhằm đưa ra giải pháp xử lý kịp thời như nạo vét, vận hành hệ thống bơm cưỡng bức.

Lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng nước thải sau xử lý.

3.7 Hệ thống cấp nước thông minh

– Quy hoạch và quản lý hệ thống cấp nước theo hướng tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Quản lý chất lượng nguồn nước cấp.

Quy hoạch tối ưu hóa mạng lưới cấp nước.

Sử dụng tuần hoàn nguồn nước thích ứng biến đổi khí hậu: Thay đổi tính toán nhu cầu nước: Nước tưới cây, rửa đường, nước phòng cháy chữa cháy, nhu cầu nước cấp cho công nghiệp sang sử dụng nước thải sau xử lý.

Đối với các khu vực khó khăn nguồn nước cấp yêu cầu thêm về áp dụng hệ số chiết giảm do sử dụng tuần hoàn trong tính toán nhu cầu nước cấp.

Đổi mới hướng đến mục tiêu cấp nước uống tại vòi.

– Ứng dụng ICT vào lĩnh vực cấp nước

Tích hợp các công nghệ bản đồ số GIS, công nghệ di động, công nghệ điện toán đám mây.

Quản lý giám sát rò rỉ: Sử dụng các công nghệ cảm biến để phát hiện rò rỉ nước.

Giám sát chất lượng nước, tương tác khách hàng.

3.8 Hệ thống chiếu sáng thông minh

– Quy hoạch và quản lý hệ thống chiếu sáng theo hướng tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Sử dụng hệ thống chiếu sáng đô thị có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng như đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sử dụng năng lượng mặt trời.

– Ứng dụng ICT vào lĩnh vực chiếu sáng đô thị trong quản lý, vận hành và điều tiết hệ thống chiếu sáng đô thị

3.9 Hệ thống không gian xanh

– Quy hoạch và quản lý hệ thống không gian xanh

Rà soát, lên danh mục bảo vệ các không gian xanh đô thị (gồm hệ thống ao hồ, công viên cây xanh, không gian mở, hành lang xanh…).

Tận dụng hệ thống ao hồ tự nhiên, nhân tạo, xây dựng hồ điều hòa vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái vừa tạo nguồn nước dự trữ phục vụ công tác vệ sinh môi trường, tưới cây…;.

Khai thác quỹ đất trống trong lõi đô thị cũ, khuyến khích tạo các không gian cây xanh công cộng; cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp khu dân cư hiện trạng, giải tỏa các công trình xây dựng lấn chiếm dành chỗ cho không gian xanh.

Kết hợp không gian xanh với thoát nước mặt để điều hòa dòng chảy, chứa nước tạm thời kết hợp với việc sử dụng đất tại các khu vực bán ngập góp phần cải thiện năng lực tiêu thoát nước, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Quy hoạch kết nối liên thông, liên hoàn hệ thống không gian mặt nước, liên kết các mảng xanh để thoát nước.

– Ứng dụng ICT vào quản lý không gian xanh

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian xanh đô thị làm cơ sở để các cơ quan nhà nước, các đơn vị thực hiện dịch vụ áp dụng công nghệ trong quản lý, phát triển hệ thống không gian xanh đô thị.

Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý không gian xanh.

3.10 Quản lý chất thải rắn

– Quy hoạch và quản lý hệ thống chất thải rắn 

Nâng cao tỷ lệ thu gom chất thải rắn.

  • Tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
  • Tạo động lực phân loại rác tại nguồn theo mô hình sử dụng bao bì đựng rác chuyên dụng.

Giảm thiểu rác thải nhựa, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

– Ứng dụng ICT vào quản lý chất thải rắn 

Đầu tư nhà máy xử lý rác thải tập trung

Áp dụng mô hình xử lý sinh học cho các vùng nông thôn, giảm thiểu chi phí thu gom vận chuyển đến các cơ sở tập trung của tỉnh, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân.

Áp dụng công nghệ giám sát phân loại rác, vứt rác, ô nhiễm mùi từ các điểm tập trung.

Đánh giá bài viết