Theo ông David Lang, chuyên gia chuyển đổi số của YellowBlocks, người đã từng tư vấn cho các tập đoàn hàng đầu của Mỹ như AT&T, Toyota, Sony, trọng tâm của chiến lược chuyển đổi số và số hóa quản trị doanh nghiệp không nằm ở công nghệ, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy, phương pháp và quy trình thực hiện.

“Rất nhiều người nghĩ rằng chuyển đổi số chỉ liên quan đến chuyển đổi về mặt công nghệ. Nếu một doanh nghiệp bắt đầu sử dụng công nghệ vào vận hành thì đã được xem là chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ thông minh, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy và về văn hóa của một doanh nghiệp, tổ chức”, ông David nhận định.

Con người là nền tảng của chuyển đổi số. Nếu quá trình chuyển đổi số được mô phỏng bằng một chiếc kim tự tháp 3 tầng thì kim tự tháp sẽ được kết cấu như sau: Tầng đáy là con người – tư duy – văn hóa. Tầng giữa là cách thức, phương pháp thực hiện chuyển đổi số. Và tầng trên cùng mới là công nghệ.

Nếu không có lớp đáy, kim tự tháp sẽ sụp đổ. Như vậy, nền tảng của quá trình chuyển đổi số chính là con người, là tư duy chuyển đổi, là văn hóa của đơn vị thực hiện chuyển đổi. Công nghệ quan trọng nhưng không phải là tất cả. Không ít doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phần “số” mà quên mất phần “chuyển đổi” khi thực hiện chuyển đổi số. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi thất bại dù đầu tư rất lớn vào công nghệ hiện đại.

Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai cho nhiều khách hàng, Bà Hoàng Thanh Hoài – Phó Giám đốc Công ty Phần mềm Trí Tuệ (ISOFTCO), đơn vị cung cấp và triển khai nền tảng IBOM – Quản lý công trình và Điều hành doanh nghiệp chia sẻ “Một trong những khía cạnh quan trọng nhất nhưng cũng dễ bị lãng quên nhất giúp đảm bảo sự thành công của chuyển đổi kỹ thuật số chính là văn hóa tổ chức. Một nền văn hóa không chấp nhận thay đổi kỹ thuật số sẽ phải vật lộn để chuyển đổi thành công”

Đáng ngại nhất là cung cách làm việc. Con người luôn sợ thay đổi, và đi kèm với những công cụ mới (những hệ thống mới) luôn là những thay đổi trong cung cách làm việc của con người.
Một công ty vốn hoạt động quản lý trên giấy tờ, đến khi đưa hệ thống mới vào sẽ phải số hóa các dữ liệu sẵn có. Người dùng cuối cũng phải bỏ thời gian phải tìm tòi học hỏi, gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ. Họ coi việc nhập dữ liệu lên hệ thống phần mềm là công việc phụ và đang chiếm dụng thời gian của những công việc khác. Với họ, hệ thống mới bỗng trở thành một thứ công việc phụ mà họ không hề mong muốn.

Vậy cần phải xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp như thế nào để đón đầu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thành công?

Có thể khẳng định rằng: Chiến lược chuyển đổi số là lãnh đạo, nhưng quyết định thành công là do nhân viên. Do đó với việc thực hiện chuyển đổi số, có hai cân nhắc mà các tổ chức thuộc mọi quy mô và trong mọi lĩnh vực, cần phải xem xét, đó là:

Văn hóa:

Để phát triển loại hình văn hóa trao đổi, học tập công nghệ mới cần có một quá trình. Nó không diễn ra ngay được, nó diễn ra bằng cách tạo dựng niềm tin. Toàn bộ nhân viên cần phải hiểu được bức tranh lớn. Họ cần biết chiến lược kỹ thuật số là gì, nó sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào và nó sẽ mang lại lợi ích gì cho họ. Lãnh đạo cũng nên lắng nghe những tư vấn, ý tưởng và đề xuất của nhân viên. Nhân viên sẽ cảm thấy rằng tổ chức coi trọng họ, coi trọng những gì họ làm. Và việc nhân viên trở nên hứng thú với việc thử các hệ thống và quy trình mới được tiếp nhận một cách tự nhiên và thoải mái hơn. Trải nghiệm học tập các hệ thống và quy trình mới này là thú vị và xây dựng cộng đồng, thay vì được xem là một sự phiền toái và lãng phí thời gian.

Ngoài ra, các cá nhân trong lực lượng lao động sẽ coi trọng và cảm thấy gắn bó với tổ chức. Tất cả những điều này tạo ra một nền tảng văn hóa nơi mà nhân viên muốn cải thiện và cố gắng tham gia vào các quy trình và hệ thống mới nhất sẽ có lợi cho toàn bộ tổ chức.

Lãnh đạo:

Lựa chọn nhà lãnh đạo: Một chìa khóa khác để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp chuyển đổi số hóa quản lý doanh nghiệp thành công là bổ nhiệm các nhà lãnh đạo dự án chuyển đổi số cho phù hợp. Đội ngũ được tuyển chọn này nên là những tài năng hàng đầu của doanh nghiệp. Đây là lực lượng người dẫn đường giúp việc chuyển đổi số tại doanh nghiệp đi đúng hướng. Việc thực hiện chuyển đổi sẽ mất thời gian, công sức, và điều này sẽ vượt ra ngoài các công việc thông thường của họ. Nó cũng sẽ yêu cầu các chuyên gia phải sáng tạo và sáng tạo. Họ cần được định hướng giải pháp. Các vấn đề sẽ xảy ra, và họ sẽ cần phải có khả năng suy nghĩ mở để khắc phục chúng.

Tóm lại: Trước xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ số hóa quản trị doanh nghiệp 4.0, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể và biện pháp thực chủ động để áp dụng chuyển đổi số được thành công. Làn sóng công nghệ 4.0 đã mở ra sự công bằng hơn cho mọi doanh nghiệp, kỷ nguyên “cá lớn nuốt cá bé” đã bị thay thế một cách ngoạn mục trong kỷ nguyên “ cá nhanh nuốt cá chậm”. Doanh nghiệp dù ở quy mô, cấp độ nào cũng nên chủ động việc số hóa trước, dù là doanh nghiệp 5 người hay 10 nghìn người thì làm sao để có được hệ thống dữ liệu tập trung, thuận tiện chia sẻ và kết xuất dữ liệu báo cáo càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt để tạo cơ hội và bệ phóng phát triển thần tốc trong tương lai.

Nắm bắt được xu thế tất yếu chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. Công ty Phần mềm Trí Tuệ (ISOFTCO) đã luôn không ngừng nâng cao kinh nghiệm và kiến thức cũng như xây dựng công cụ chuyển đổi số nhằm đi tắt đón đầu xu thế chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó, ISOFTCO đã triển khai thành công hàng trăm dự án chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng bằng đội ngũ chuyên gia có năng lực chuyên môn cao và công cụ quản lý thi công công trình điều hành doanh nghiêp. Một số dự án tiêu biểu như: Tập đoàn SunGroup, Tập đoàn Hawee, Công ty CP Tây An, Công ty CP Tasco, Công ty CP Kết cấu Kim Loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Công ty CP Ecoba Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng số 1 – TNHH MTV, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy Phà Rừng,…

ISOFTCO tin tưởng có thể đồng hành cùng với doanh nghiệp để cùng nhau hướng tới kỷ nguyên công nghệ số 4.0

Đăng ký nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia Tư vấn của ISOFTCO về việc áp dụng chuyển đổi số từ nền tảng Quản lý thi công công trình & Điều hành doanh nghiệp IBOM TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết