Trong thời gian qua công tác chuyển đổi số tại Sở xây dựng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy hành chính nhà nước và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Sở Xây dựng xem công tác chuyển đổi số phải xuất phát từ thực tiễn và lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ.

Xác định công tác chỉ đạo, điều hành là khâu then chốt và ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ người dân và doanh nghiệp là chìa khóa. Do đó, việc
chỉ đạo, điều hành công tác chuyển đổi số do người đứng đầu cơ quan là Giám đốc Sở phụ trách; theo đó yêu cầu các phòng, đơn vị xây dựng kịp thời các kế hoạch,báo cáo kết quả thực hiện định kỳ. Khen thưởng theo thẩm quyền đối với cá nhân có thành tích trong trong công tác chuyển đổi số và kiên quyết kỷ luật đối với công chức có thái độ trì trệ. Chỉ đạo ban hành các Tổ Giúp việc tham mưu công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

1. Một số kết quả trong công tác chuyển đổi số của ngành Xây dựng
1.1. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu.
Việc xây dựng dự án phần mềm GIS nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất các dự án phát triển đô thị trong toàn tỉnh đang từng bước được chuẩn hóa, hoàn chỉnh và nhất quán các dữ liệu ngành xây dựng trên cổng thông tin điện tử của Trung tâm dữ liệu dùng chung Tỉnh Bình Dương. Đây cũng chính là nền tảng ứng dụng cơ bản trong việc chuyển đổ số nhằm giải quyết hiệu quả Thủ tục hành chính, tạo tiền đề cho việc triển khai công tác quản lý hệ thống đô thị thông minh và bền vững.

a) Dữ liệu quy hoạch xây dựng.
Dữ liệu quy hoạch cập nhật trên hệ thống được thu thập từ các Sở, Ngành và các UDND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện nay, cơ sở dữ liệu đã cập nhật được các đồ án quy hoạch gồm: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị… và quy hoạch nông thôn mới.

b) Dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm các lĩnh vực như: San nền, Giao thông,Thoát nước, Cấp nước, Cấp Điện, Chiếu Sáng, Viễn thông, Cây xanh và Môi trường đô thị.

Việc thu thập dữ liệu hạ tầng kỹ thuật được thu thập từ khắp các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương như: Sở Thông tin & Truyền thông (Dữ liệu hiện trạng
viễn thông: Trạm BTS, tuyến cáp viễn thông), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Dữ liệu hiện trạng thoát nước, cấp nước nông thôn), Sở Công thương (Dữ liệu hiện trạng cấp điện cao thế và trung thế), Sở Giao thông vận tải (Dữ liệu hiện trạng và quy hoạch giao thông), Sở Xây dựng và Phòng Quản lý đô thị, phòng kinh tế huyện (Dữ liệu hiện trạng cây xanh, chiếu sáng), Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) (Dữ liệu hiện trạng cấp nước, thoát nước), Doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, Mobifone, VietNammobile (Dữ liệu hiện trạng tuyến cáp viễn thông, trạm viễn thông).

c) Dữ liệu hiện trạng và quy hoạch nghĩa trang.
Cập nhật theo công văn 3981/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2018 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể các điểm nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Bình Dương tới năm 2030, tầm nhìn 2050.

d)Dữ liệu điểm ngập đô thị.
Cập nhật các điểm ngập đô thị theo công văn số 1279/SXD-PTĐT&HTKT ngày 09/04/2020 về việc báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất giải quyết chống ngập nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương và công văn số 849/SXD-PTĐT&HTKT ngày
17/03/2021 về việc báo cáo thực trạng và kiến nghị giải pháp xử lý điểm ngập đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.2. Công tác xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền số:
Hiện nay, đã khởi tạo thành công Hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành xây dựng, hệ thống được cài đặt trên Trung tâm dữ liệu dùng chung của tỉnh Bình Dương.

Các phần mềm liên quan đến quản lý hạ tầng kỹ thuật được xây dựng theo nghiệp vụ của phòng chuyên môn thuộc Sở, ngành, Phòng QLĐT Huyện/Thị/Thành phố và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các phần mềm ứng dụng như tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật, phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật, phản ánh sai phạm xây dựng,… Đây là những ứng dụng công khai, mang tính minh bạch, rõ ràng. Các ứng dụng này mang lại những tiện ích khả quan, cụ thể:
+ Tra cứu thông tin quy hoạch trên nền tảng Web và Điện thoại di động: hỗ trợ người dân và các có mong muốn tra cứu thông tin quy hoạch bằng điện thoại
hoặc bằng Web, tiết kiệm được thời gian và tra cứu một cách nhanh chóng. Các chức năng quan trọng bao gồm định vị vị trí thửa đất, tra cứu thông tin quy hoạch bằng số tờ, số thửa và toạ độ, xem thông tin quy hoạch.
+ Thông tin quy hoạch trên nền tảng Web: hỗ trợ người dân và doanh nghiệp xem và tra cứu về các quy hoạch trên địa bàn tỉnh, cụ thể quy hoạch chung đô thị.quy hoạch chung toàn tỉnh, quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch chi tiết.
+ Thông tin về dự án Bất động sản; hỗ trợ tra cứu dự án theo loại dự án phát triển nhà ở như: Nhà ở thương mại, Nhà ở xã hội, Nhà ở công vụ, Nhà ở tái định cư; tính pháp lý của dự án và các thông tin cần truyền đạt từ Sở Xây dựng.
+ Tra cứu thông tin hạ tầng kỹ thuật trên nền tảng Web và Điện thoại di động: cung cấp cho người dân và doanh nghiệp thông tin về hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, điện lực, giao thông, công trình xây dựng, môi trường đô thị và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Phản ánh sai phạm xây dựng trên nền tảng Điện thoại di động: được xây dựng để hỗ trợ người dân cập nhật, phản ánh các sai phạm về xây dựng. Bên cạnh đó, App hỗ trợ người dùng trong công tác tra cứu các sai phạm.
+ Phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật trên nền tảng Điện thoại di động: hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong công tác phản ánh các sự cố liên quan đến hạ tầng kỹ thuật. Đây là app dùng cho người dân, nhân viên hiện trường, nhân viên các công ty điện lực, cấp nước, viễn thông, cây xanh,…

Cổng thông tin quy hoạch này còn đóng góp rất lớn cho công tác xúc tiến đầu tư của Tỉnh. Các doanh nghiệp/các nhà đầu tư có thể tra cứu được quy hoạch của các khu vực dự kiến triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh thông qua mạng Internet.
Hiện nay, Sở Xây dựng đang hoàn thiện phần mềm chuyên ngành xây dựng hỗ trợ 3 nghiệp vụ như: thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm định thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng. Xây dựng công cụ tương tác trích xuất dữ liệu hổ trợ phân tích dự báo về các chỉ tiêu phát triển công viên và cây xanh công cộng trong đô thị trên địa bàn tỉnh phục vụ xây dựng “Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh”.

2. Một số khó khăn và hạn chế trong công tác chuyển đổ số hiện nay.
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Các quy định pháp luật, chính sách, quản lý số hóa, cơ sở dữ liệu, bản đồ, tính pháp lý của việc cập nhật thông tin, phí cung cấp thông tin cần xây dựng văn
bản pháp luật thống nhất từ Trung ương chưa đồng bộ, kết nối liên thông văn bản chưa thực sự đồng bộ, định dạng văn bản chưa chuẩn hóa, từ đó gây khó khăn trong công tác thực hiện chuyển đổi số. Nhận thức trong công tác chuyển đổ số của các Sở, Ngành, Huyện/Thị/Thành phố còn nhiều hạn chế, nhiều nơi chưa thật sự chú trọng, ít quan tâm đến vấn đề số hóa và chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu ngành xây dựng.

Cơ sở hạ tầng máy tính để triển công tác chuyển đổi số cần cấu hình máy cao. Hằng năm có kế hoạch nâng cấp, sữa chữa và mua sắm thiết bị tập trung nhưng chưa thực sự đáp ứng về cơ sở hạ tầng máy tính cũng như thiết bị vẫn chưa đảm bảo để thực hiện triển khai công tác chuyển đổ số đã đề ra. Các thông tin hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp điện, chiếu sáng, cấp nước, viễn thông… thể hiện trên hệ thống chủ yếu tập trung tại các khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, các khu vực ngoài đô thị chưa được thể hiện đầy đủ.

Đối với nhiệm vụ số hóa kết quả giải quyết TTHC: Sở Xây dựng đang tiến hành rà soát, kiểm điếm số lượng hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để lập dự toán
kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, còn khó khăn trong thực hiện như: cách thức số hóa,lưu hồ sơ số hóa, nhân sự để thực hiện số hóa…; đặc thù TTHC của Sở Xây dựng có rất nhiều hồ sơ và bản vẽ khổ lớn, đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với công tác số hóa tại Sở Xây dựng.

2.2. Nguyên nhân khách quan:

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc thu thập thông tin, dữ liệu của đơn vị có liên quan còn khó khăn, gây ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn hóa, số hoá và cập nhật dữ liệu mới vào hệ thống phần mềm GIS làm cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số đã đề ra.

3. Một số giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế trong công tác chuyển đổ số trong thời gian tới.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030. Kiến nghị hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế đảm bảo hành lang pháp lý đảm bảo triển khai thực hiện công tác số hoá dự liệu nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chuyển đổ số gắng liền quản lý đô thị thông minh.

Tiếp tục duy trì và vận hành cơ sở dữ liệu khung cho hệ thống đô thị trên nền tảng phần mền hệ thống GIS. Triển khai thực hiện hệ thống thông tin địa lý ngành Xây dựng theo quyết định số 09/2020/QĐ-UBND của UBND Tỉnh đã ban hành ngày 06/03/2020, lồng ghép bản đồ quy hoạch (autocad) vào nền bản đồ đang sử dụng của hệ thống (google map). Khắc phục lỗi đối với ứng dụng quản lý sai phạm trên nền tảng hệ điều hành IOS.

Hoàn chỉnh phần mềm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm định thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng phục vụ
nhu cầu ngày càng tăng cao về xây dựng các công trình, tòa nhà,… rút ngắn thời gian thực hiện TTHC cho các công trình xây dựng.
Hoành chỉnh công cụ tương tác trích xuất dữ liệu hổ trợ phân tích dự báo về các chỉ tiêu phát triển công viên và cây xanh công cộng trong đô thị trên địa bàn
tỉnh phục vụ xây dựng “Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh”. Xây dựng thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông dân cư, đất đai, giao thông, quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng.

Triển khai công tác quản lý đô thị theo hướng triển khai GIS 3D, BIM, sử dụng dữ liệu vệ tinh đo chính xác cao theo thời gian thực nhằm thực hiện các mô
hình thí điểm quản lý đô thị thông minh theo mô hình 3D – 4D, theo dõi được các biến động của đô thị theo thời gian gần với thời gian thực (Near Realtime).
Các Sở, Ngành, Huyện/Thị/Thành phố và đơn vị được giao quản lý tài khoản tiếp tục thu thập, cập nhật dữ liệu thực tế nhằm khai thác cơ sở dữ liệu để vào mục đích thống kê, báo cáo đạt hiệu quả cao và đồng bộ; phổ biến hướng dẫn cho người dân sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ GIS trên điện thoại thông minh, máy tính cá nhân trong việc tra cứu thông tin quy hoạch xây dựng và dữ liệu hạ tầng kỹ thuật.

Việc chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là cả một quá trình lâu dài, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Do vậy, cần tiếp tục đầu tư, đạo tào nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cán bộ quản lý để tiếp cận được với công nghệ mới đặc biệt và đáp ứng những yêu cầu của Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

                                                                                                                                                                                                           Sở Xây dựng Bình Dương

Đánh giá bài viết